HOÀNH TRÁNG LỄ HỘI KỶ NIỆM 473 NĂM NGÀY MẤT THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG - KHƠI GỢI HỒN THIÊNG SÔNG NÚI
Sáng ngày 13-9, tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc ở xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, UBND huyện Kiến Thụy tổ chức Lễ hội kỷ niệm 473 năm ngày mất của Đức Thái Tổ Mạc Đăng Dung, vị hoàng đế khai sinh vương triều Mạc. Ông Hoàng Văn Kể, nguyên Phó chủ tịch UBND TP, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH-KT thành phố; ông Đỗ Xuân Trịnh, Phó chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy đến dự.
Theo sử sách truyền lại, gốc tích họ Mạc vốn ở vùng Lũng Động (Chí Linh – Hải Dương ngày nay), đến đời ông cha của Thái tổ Mạc Đăng Dung vì nghèo khó nên đã di cư về miền Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Kiến Thụy – Hải Phòng ngày nay), sống bằng nghề đánh cá và chèo đò. Nhờ có sức khỏe hơn người và rất giỏi võ nghệ nên Mạc Đăng Dung theo nhà Lê ứng thí môn đánh vật và đỗ Đô Lực Sỹ (tương đương với chức Trạng Nguyên về võ nghệ). Ông được sung vào đội quân túc vệ, theo hầu nhà vua lúc bấy giờ.
Tương truyền, Thái tổ Mạc Đăng Dung có dung mạo mặt vuông, mắt tròn, có một ấn tướng ở vai là xương vai liền thẳng. Ngoài võ nghệ cao cường, Thái tổ Mạc Đăng Dung còn có tài khiển đại đao. Tại đền thờ họ Phạm (có tổ tiên là Mạc Đăng Uyên, cháu 4 đời của Mạc Đăng Dung, đổi tên là Phạm Đình Trú) ở phủ Thiên Trường – Nam Định còn lưu giữ thanh bảo đao của Thái tổ Mạc Đăng Dung, cận nặng 25,5kg, dài 2,5m, hiện đang lưu giữ tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc.
Cuộc đời Mạc Đăng Dung từ một chức quan võ nhỏ nhưng nhờ tài trí thao lược hơn người, đã nhanh chóng lập công, là quan đầu triều nhà Lê. Sử cũ ghi, tháng 4 năm Đinh Hợi (1527), vua Lê Cung Hoàng sai người về tận làng Cổ Trai tấn phong Thái tổ Mạc Đăng Dung chức An Hưng vương, so sánh công lao của ông với Chu Công (đại thần phò tá nhà Chu bên Trung Quốc).
Đến tháng 6 năm 1527, nhà Lê xuống chiếu nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung. Chiếu thư có đoạn viết rằng:
“Thiên hạ lúc ấy đã không phải của nhà ta. Ta không có đức, gánh vác không nổi. Xét người là Thái sư An Hưng vương Mạc Đăng Dung, có tư chất duệ khí, tài lực văn võ, ngoài đánh bốn mặt, các phương phục tùng. Trong cõi trăm quan mọi người đều tốt, công to đức lớn, trời cho người theo. Nay theo lẽ phải, nên nhường ngôi cho. Nên cố sửa đức, cần gữ mệnh trời, để yên dân chúng…”
Cùng năm đó, Thái tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Minh Đức, mở ra một triều đại có nhiều nét tiêu biểu và đặc biệt nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Lễ hội kỷ niệm 473 năm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung được khai mạc sáng 13-9, với màn mở đầu là cuộc giao lưu biểu diễn bảo đao và võ nghệ của các CLB các môn phái võ thuật của Hải Phòng và các tỉnh bạn. Trong lễ hội còn có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh khác.
Tổ chức lễ hội Mạc Đăng Dung là hoạt động góp phần khẳng định các giá trị lịch sử trường tồn về vương triều Mạc cũng như các di tích lịch sử liên quan đến triều Mạc tại Dương Kinh – Hải Phòng, đồng thời khơi gợi hồn thiêng sông núi, noi theo tư tưởng của cha ông về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau…
Lễ hội kỷ niệm 473 năm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15-9-2014 tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy.
Cũng trong sáng 13-9, Nhóm tình nguyện Niềm tin đã đến dự và tham gia các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội.
Đại diện Niềm Tin gặp gỡ ông Ngô Minh Khiêm - Trưởng Ban quản lý khu di tích Vương Triều Mạc tại lễ hội
Niềm tin.
ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO BÃO LỤT MIỀN TRUNG
Chương trình kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt các tỉnh miền Trung được Nhóm...
HẠNH PHÚC LÀ CHIA SẺ YÊU THƯƠNG ĐẾN TẬN CÙNG!
Hàng năm, cứ đến dịp ngày Quốc tế hạnh phúc 20-3 thì Nhóm tình nguyện Niềm Tin,...
TRÍCH QUỸ NIỀM TIN, TRAO 2 TRIỆU ĐỒNG HỖ TRỢ KHẨN CẤP BỆNH NHÂN TRỊNH VĂN LỢI
Tối ngày 16-2, đại diện Nhóm tình nguyện Niềm...
ĐĂNG KÝ MUA DƯA HẤU ỦNG HỘ NÔNG DÂN TỈNH GIA LAI
Ban giám hiệu Trường PTNC Hai Bà Trưng và Ban giám hiệu Trường mầm non Bầu Trời...
HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN ĐẦU NĂM 2020
Sáng ngày 13-2-2020, chị Cao Hương Giang – Chủ nhiệm Nhóm tình nguyện Niềm Tin cùng anh chị em đồng...